18 tháng 10, 2009

GIÁO TRÌNH Y-SINH HỌC T.D.T.T-TIẾN SĨ : NGUYỄN ĐĂNG CHIÊU

Môn Y-Sinh học T.D.T.T là môn học thực hành, môn học bắt buộc đối với sinh viên các chuyên nghành trong lĩnh vực T.D.T.T. Tuy nhiên việc tìm ra giáo trình giảng dạy và tham khảo có chất lượng là rất khó khăn. Sau đây là một trong số các giáo trình có chất lượng đang được phổ biến trên cộng đồng mạng.

18 tháng 6, 2009

Chấn thương do thể thao

Chấn thương do thể thao” là những chấn thương xảy ra khi đang chơi thể thao hay đang tập luyện. Một số xuất phát từ tai nạn. Những chấn thương khác có thể là kết quả từ quá trình tập luyện sai hay do thiết bị dụng cụ không thích hợp. Một số người bị thương khi họ không tập trong điều kiện đúng đắn. Không khởi động hay căng cơ đầy đủ trước khi chơi hay tập luyện cũng có thể dẫn đến chấn thương. Một số chấn thương do thể thao phổ biến nhất là bong gân, chấn thương đầu gối, căng cơ, chấn thương gân gót, đau dọc theo xương ống chân, gãy xương, trật khớp.


Điều khác biệt giữa một chấn thương cấp tính và mãn tính

Có hai loại chấn thương do thể thao là chấn thương cấp và mãn tính. Chấn thương cấp tính xuất hiện đột ngột khi chơi hay tập luyện. Mắt cá chân bị bong gân, lưng đau, tay gãy là những chấn thương cấp tính. Những dấu hiệu của một chấn thương cấp tính là đau đớn đột ngột, sưng tấy, không thể chịu được sức nặng lên chân, đầu gối, mắt cá chân hay bàn chân. Đau cánh tay, khuỷu tay, cổ tay, bàn tay hay ngón tay. Không thể di chuyển các khớp bình thường, chân hay tay đều rất yếu, chân hay các khớp trật rõ ràng.
Chấn thương mãn tính xuất hiện sau khi chơi thể thao hay tập luyện trong thời gian dài. Những dấu hiệu của một chấn thương mãn tính là đau khi chơi, đau khi tập, đau âm ỉ khi nghỉ ngơi, sưng tấy.

Xử lý khi bị thương

Không bao giờ cố gắng làm qua cơn đau của một chấn thương thể thao. Ngừng chơi hay tập luyện khi bạn cảm thấy đau. Chơi hay tập luyện nhiều hơn có thể gây nguy hiểm. Một số chấn thương nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Những bệnh khác bạn có thể tự điều trị. Nên đến bác sĩ khi chấn thương gây ra cơn đau nghiêm trọng, sưng tấy hay tê. Bạn không thể đặt vật nặng lên bất cứ vùng nào. Đau nhức vết thương cũ. Sưng tấy vết thương cũ, khớp cảm thấy không bình thường hay cảm thấy không ổn định.
Nếu bạn không có bất cứ dấu hiệu này thì điều trị ở nhà có thể an toàn. Nếu cơn đau hay các dấu hiệu khác trở nên tệ hơn, bạn nên khám bác sĩ. Sử dụng phương pháp RICE (Rest- nghỉ ngơi, Ice- nước đá, Compression- nén và Elevation- nâng) để làm dịu cơn đau, giảm sưng tấy và nhanh lành bệnh. Theo bốn bước sau đây ngay sau khi chấn thương xảy ra và làm như vậy ít nhất trong 48 giờ:
Nghỉ ngơi, giảm các hoạt động thường lệ. Nếu bạn bị thương chân, mắt cá chân hay đầu gối, làm giảm sức nặng lên nó. Một cái nặng có thể có ích. Nếu chân phải hay mắt cá chân phải bị thương, sử dụng nặng bên trái. Và ngược lại với bên phải Nước đá, đặt một túi nước đa lên vùng bị thương trong 20 phút, 4 đến 8 lần trong ngày. Bạn có thể sử dụng túi lạnh hay gói nước đá. Bạn cũng có thể sử dụng một túi dẻo chứa đầy đá đã đập và gói trong một cái khăn. Lấy đá ra sau 20 phút để tránh vết thương bị lạnh. Nén. Đặt một áp lực nhất định lên vùng bị thương để giảm sưng. Bạn có thể sử dụng một gói đàn hồi, một loại giày đặc biệt, một khuôn không khí hay một thanh nẹp. Hỏi bác sĩ cái nào là tốt nhất cho vết thương của bạn. Nâng. Đặt vùng bị thương lên một cái gối, ở vị trí trên tim để giúp giảm đau. Điều trị chấn thương do thể thao
Điều trị thường bắt đầu với phương pháp RICE. Sau đây là một số phương pháp khác bác sĩ có thể điều trị cho chấn thương của bạn: 1. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) Bác sĩ sẽ đề nghị bạn sử dụng thuốc NSAIDs như aspirin, ibuprofen, ketoprofen, hay natri naproxen. Những thuốc này giúp giảm sưng và đau. Bạn có thể mua tại tiệm thuốc. Thuốc phổ biến khác là paracetamol (acetaminophen). Nó có thể giảm đau nhưng sẽ không làm giảm sưng. 2. Cố định Cố định là phương pháp điều trị phổ biến cho các chấn thương do thể thao. Nó giữ cho vùng chấn thương không di chuyển và đề phòng những nguy hiểm. Băng đeo, thanh nẹp, bó bột và cố định chân thương được sử dụng để làm cố định các chấn thương do thể thao. 3. Phẫu thuật TRong một số trường hợp, phẫu thuật là cần thiết để trị các chấn thương do thể thao. Phẫu thuật có thể cố định lại phần gân và dây chằng bị hư hay đặt phần xương bị gãy đúng vị trí. Hầu hết các chấn thương do thể thao không cần phẫu thuật. 4. Phục hồi (tập luyện) Phục hồi là một phần của chìa khóa của điều trị. Nó có liên quan đến các bài tập thực hiện từng bước một sau khi bị thương cho đến khi bình thường. Di chuyển vùng bị thương giúp nó mau lành. Điều này càng làm sớm thì càng tốt. Tập thể dục có thể bắt đầu bằng việc di chuyển từ từ phần bị thương. Bước kế tiếp là kéo căng. Sau đó, một vật nặng có thể được sử dụng để làm vùng bị thương mạnh lên. Khi vết thương lành, mô sẹo hình thành. Sau một thời gian, mô sẹo co lại. Vết co này làm các mô bị thương sát lại nhau. Khi điều này xảy ra, vùng bị thương trở nên kín hay cứng. Đó là khi bạn có nguy cơ cao bị thương lại vùng đó lần nữa. Bạn nên tập căng cơ mỗi ngày. Bạn nên luôn duỗi căng như là một cách khởi động trước khi chơi hay tập luyện. Không chơi thể thao cho tới khi chắc là có thể duỗi căng vùng bị thương mà không đau, sưng hay cứng. Khi bạn bắt đầu chơi lại, hãy bắt đầu từ từ.Hình thành từng bước đến khi đạt tốc độ đầy. 5. Nghỉ ngơi Mặc dù bắt đầu di chuyển vùng bị thương càng sớm khi có thể thì tốt, nhưng bạn cũng phải dành thời gian để nghỉ ngơi sau chấn thương. Tất cả các chấn thương đều cần thời gian để lành. Nghỉ ngơi thích hợp sẽ giúp tiến trình này tốt hơn. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách cân bằng giữa nghỉ ngơi và tập luyện phục hồi. 6. Những phương pháp khác Những phương pháp khác có thể giúp bạn làm lành vết thương bao gồm dòng điện nhẹ (kích thích điện), túi đá (liệu pháp dùng lạnh để chữa bệnh), túi nóng (leeeuj pháp nóng), sóng âm (sóng siêu âm) và mát xa.

Ngăn ngừa các chấn thương do thể thao

Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn tránh các chấn thương do thể thao.
. Đừng cong đầu gối nhiều hơn nửa khi đầu gối đang cong. . Đừng quay đầu gối khi bạn đang duỗi căng. Giữ chân bằng phẳng khi bạn có thể. . Khi bạn nhảy, để đầu gối cong. . Khởi động trước khi chơi bất cứ môn thể thao nào. . Luôn duỗi căng trước khi chơi hay tập luyện. . Không tập quá sức. . Thư giãn sau khi tập nặng. . Mang giày vừa . Tập trên những vùng bằng phẳng, mềm mà bạn có thể tìm được, không chạy trên vùng nhựa đường hay bê tông cứng . Chạy trên cùng bằng phẳng. Đối với người lớn:
+Không nên là chiến binh cuối tuần. Không cố gắng làm các công việc của tuần trong vòng 1 hay 2 ngày. . Học cách chơi thể thao đúng đắn. . Sử dụng các thiết bị an toànUse safety gear. . Biết giới hạn của cơ thể. . Hình thành các mức tập từ từ. Đối với cha mẹ và các huấn luyện viên:
+Phân chia nhóm trẻ em theo mức độ kĩ năng và kích thước cơ thể, không theo độ tuổi . . Kết hợp trẻ với thể thao phù hợp. Không thúc ép trẻ chơi thể thao quá nặng chúng có thể không thích hoặc không thể làm. . Cố gắng tìm ra chương trình thể thao có chứng nhận hướng dẫn huấn luyện. . Xem chúng thực hiện các bài tập kiểm tra thể lực trước khi chơi. . Không cho trẻ bị thương chơi. . Đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu cần . Cung cấp một môi trường thể thao an toàn. Đối với trẻ em Có tình trạng sức khỏe tốt để chơi. . Khởi động trước khi chơi thể thao. . Theo luật của trò chơi. . Mang các dụng cụ bảo vê, vừa vặn và thích hợp cho thể thao. . Biết cách sử dụng dụng cụ . Không chơi khi mệt hay đau. . Thư giãn, thả lỏng sau khi chơi.

Vì sao thể dục thể thao lại giúp tăng cường IQ?

Thường xuyên tập luyện không chỉ tốt cho cơ thể mà còn giúp cải thiện não bộ, tăng cường khả năng học hỏi, giảm stress, giảm nhẹ sự dao động bất thường của hormon và sự lão hóa.

Rất nhiều người trong chúng ta phải cố gắng hết sức để tuân thủ khuyến nghị tối thiểu 30 phút tập aerobic, 5 lần/tuần mặc dù luôn biết rằng các bài tập sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư và đột quỵ. Nhưng bạn sẽ thấy thôi thúc phải tập luyện hơn nữa nếu biết rằng mỗi phút tập luyện sẽ khích thích một loại các phản ứng có tính chất trẻ hóa và kích thích các tế bào não, làm chúng ta thông minh hơn, hạnh phúc hơn và trẻ trung hơn, bảo vệ não bộ khỏi những tác hại của stress và lão hóa.


Vai trò của BDNF

Nghiên cứu của TS Ratey cho thấy việc luyện tập có thể làm đảo ngược sự tác động của tuổi tác đối với não bộ
Trong cuốn sách mới của mình, TS John Ratey, một trong những nhà tâm lý hàng đầu của ĐH Y khoa Harvard, đã giải thích rằng: chính luyện tập, chứ không phải dầu cá hay trò chơi sudoku, là một trong những công cụ hữu hiệu nhất giúp bạn luôn lạc quan và tin tưởng vào trí tuệ của bản thân.
Nghiên cứu kéo dài 10 năm của BS Ratey cho thấy càng hào hứng với tập luyện thì não bộ càng làm việc hiệu quả. Quá trình luyện tập sẽ huy động tối đa các hợp chất trong máu mà khi được vận chuyển tới não bộ sẽ hỗ trợ tối đa cho các tế bào nơron. Một trong những hợp chất hóa này là protein BDNF, được xem là có tác động rất lớn tới sự phát triển của não bộ.


TS Ratey giải thích rằng các tế bào não hay nơron có thể kết nối với nhau giống như những chiếc lá trên một cành cây. Protein BDNF có nhiệm vụ như là chất sinh trường giúp tạo ra các nhánh cành, nâng cao các chức năng trong não.
Để não bộ phát huy “sức mạnh” tối đa, bạn nên tập khoảng 1 tiếng với các môn đi bộ hay chạy bộ, 4 lần/tuần hoặc 1 tiếng chơi quần vợt, 2 lần/tuần kết hợp với tập nhẹ thường xuyên, đều đặn.
“Làm mới” các tế bào não
Bước vào tuổi 40, mỗi thập kỷ, thể tích não bộ sẽ giảm 5%. Điều này xảy ra do các khớp thần kinh, vùng giữa các tế bào não có nhiệm vụ truyền các tín hiệu thần kinh, bị mòn thậm chí là đứt luôn.
Các mao mạch dẫn chuyền dưỡng chất cho não cũng sẽ co rút cùng với tuổi tác, giảm lưu lượng máu tới não và kết quả là làm suy giảm các chức năng não bộ. Đây chính là nguyên nhân vì sao càng lớn tuổi càng hay quên.
Nghiên cứu của TS Ratey cho thấy việc luyện tập có thể làm đảo ngược sự tác động của tuổi tác đối với não bộ. Càng luyện tập sớm, não bộ sẽ càng giữ được “phong độ” bởi nếu cơ thể khỏe khoắn, sự kết nối giữa các tế bào thần kinh cũng sẽ “mạnh” hơn trước khi quá trình lão hóa tuổi tác tác động, từ đó làm chậm lại quá trình “thoái hóa” các kết nối này.
Vì vậy duy trì luyện tập thể lực sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình “làm mới” các tế bào não.
TS Ratey khuyến nghị rằng nên lựa chọn một hình thức thể dục thể thao nào đó để tập luyện đều đặn mỗi ngày.

Liên Kết Các Bài Viết Khác

___________________________________________